Chạy marathon là một trong những bộ môn thể thao thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người hâm mộ. Đây là hạng mục thi đấu được đưa vào rất nhiều đại hội thể dục thể thao trong và ngoài nước. Vậy chạy marathon là gì? Những quy định mà người chơi cần nắm rõ khi chạy marathon bao gồm những gì? Cùng theo dõi ngay tại đây nhé!
Chạy marathon là gì?
Chạy marathon hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên khi hỏi về khái niệm chạy marathon là gì có rất ít người định nghĩa đúng. Bộ môn chạy marathon viết theo tiếng anh là Marathon Race. Đây là bộ môn khá ly kỳ và cũng đầy cảm xúc nên được nhiều người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới quan tâm.
Sự hình thành của bộ môn này xuất phát từ chính câu chuyện về một người báo tin Hy Lạp có tên Pheidippides. Anh này có nhiệm vụ hết sức cao cả là gửi tin chiến thắng về Athena sau khi quân Ba Tư bị đánh bại tại cánh đồng mang tên Marathon.
- Top 4 người bật nhảy cao nhất thế giới khiến NHM điên đảo
- Tổng hợp kỹ thuật chạy marathon hiệu quả nhất cho người mới
Sau khi đã nhận nhiệm vụ, vì quá vui sướng nên anh đã chạy không ngừng nghỉ để trở về thành Athens báo tin mừng chiến thắng. Khi ấy, anh này đã đột tử vì kiệt sức sau quãng đường dài. Để ghi nhận chiến công này và sự hy sinh của người báo tin, về sau người ta đã tổ chức một cuộc thi với tên gọi là Marathon.
Trong thế giới hiện đại, lịch sử môn thể thao chạy marathon xuất hiện từ khi thế vận hội Olympic đầu tiên diễn ra vào năm 1896 tại Athens. Khi đó, người đầu tiên chiến thắng chính là Charilaos Vasilakos với thành tích 3 giờ 18 phút.
Tóm lại, marathon chính là một cuộc chạy đua đường trường với quãng đường lên tới 42,195 km. Hiện nay, có hàng trăm vận động viên tranh tài mỗi năm ở bộ môn này để giải trí hoặc tham gia vào các cuộc đua lớn khắp mọi nơi.
Cự ly chạy marathon
Marathon là môn thể thao có nguồn gốc từ rất xa xưa, tuy nhiên quãng đường chạy marathon đúng quy định và tiêu chuẩn chỉ mới được đặt ra vào thế kỷ 20. Cuộc đua marathon đầu tiên diễn ra vào Olympic Athens năm 1896, khi đó quãng đường quy định được đưa ra là 40km. Đây cũng chính là con số mà Hy Lạp muốn lấy để tưởng niệm chiến công hiển hách cùng người đưa tin thắng trận khi đánh bại quân xâm lược Ba Tư vào năm 490 trước Công Nguyên.
Trong những kỳ Olympic tiếp theo, câu hỏi chạy marathon với quãng đường dài là bao nhiêu km vẫn được nhiều người đưa ra. Đến năm 1908, chiều dài của quãng đường chạy Marathon đã được mở rộng ra theo ý kiến của hoàng gia Anh. Khi đó, quãng đường được mở rộng thành 26,2 dặm.
Quãng đường này đã được tiếp tục giữ nguyên sau đó. Nó chỉ thay đổi vào năm 1921 tại một giải đấu marathon và chính thức được chuẩn hóa thành 42,195 km. Hiện nay, Boston Marathon là giải đấu lâu đời nhất về bộ môn này được khởi tranh vào năm 1897. Sau đó, đến năm 1972, các vận động viên nữ đã được tham gia thi đấu bộ môn chạy marathon.
Các quy định trong luật chạy marathon.
Nếu như các bộ môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền đều có những quy định riêng đối với các vận động viên nam và nữ, thì chạy marathon không nằm ngoài ngoại lệ. Người tham gia chạy marathon sẽ cần phải nắm rõ những quy định về luật chạy marathon theo quy chuẩn thế giới. Dưới đây là một số những quy định về cự ly chạy marathon theo độ tuổi nhất định:
– Đối với những người có độ tuổi từ 14 tuổi cho đến dưới 16 tuổi: Nội dung chạy marathon sẽ có quãng đường là 10km và không được vượt quá giới hạn trên.
– Đối với những người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi: cự ly chạy marathon sẽ là 21,1km. Nội dung này có tên gọi khác là half marathon.
– Đối với những người trên 18 tuổi: quãng đường chạy marathon sẽ theo đúng tiêu chuẩn thế giới là 42,2km.
Bên cạnh những quy định về quãng đường chạy marathon, người tham dự cần phải nắm được quy định về thời gian chạy. Dưới đây là một số lưu ý:
– Với những người từ 14-16 tuổi: chạy 10km trong khoảng thời gian lớn nhất là 2 tiếng.
– Với những người từ 16-18 tuổi: chạy 21,1km trong khoảng thời gian 4 tiếng.
– Đối với những người trên 18 tuổi: Được phép chạy hết quãng đường 42,2km trong 8 tiếng.
Những người chạy vượt quá thời gian quy định sẽ trở thành người thua cuộc. Người thắng cuộc là những người về đích sớm nhất hay có thời gian chạy ngắn nhất. Thông thường, các giải chạy marathon sẽ được chia thành 3 giải nhất, nhì, ba cho 3 người về sớm nhất.
Những kỷ lục chạy marathon trên thế giới
Trong suốt quãng thời gian hình thành và phát triển, chạy marathon đã ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người hâm mộ trên toàn thế giới yêu thích. Chính vì vậy, những thông tin như: cự ly chạy marathon là bao nhiêu? Ai là người chạy nhanh nhất? Tốc độ chạy marathon như thế nào? …rất được chờ đón.
Kỷ lục chạy marathon của thế giới
Trong đó, kỷ lục chạy marathon thế giới hiện nay đang thuộc về Dennis Kimetto. Vận động viên người Kenya này đã thiết lập kỷ lục chạy marathon khi anh tham gia Olympic được tổ chức tại Berlin, Đức. Khi đó, Dennis đã hoàn thành quãng đường chạy marathon với thời gian 2 giờ 2 phút 57 giây.
Trước đó, VĐV Olympic đầu tiên vô địch 2 lần liên tiếp trong cự ly chạy 100m phải nói tới Carl Lewis. Anh được biết đến là người thô lỗ, nhưng năng lực trên quãng đường chạy marathon của ông chưa bao giờ được đánh giá thấp. Lewis là một trong 4 người từng đạt được huy chương vàng trong 4 kỳ Olympic từ năm 1984, 1988, 1992 và 1996.
Ngoài ra, nếu nói về người vô địch marathon liên tiếp nhiều nhất phải nói tới nữ VĐV Frith Van Der Merwe. Bà được biết đến khi phá vỡ kỷ lục thế giới với 5h54p3g trong quãng đường chạy hơn 88km, trong mùa giải Comrades 1989 từ thành phố Durban tới Pietermaritzburg.
Kỷ lục tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cuộc thi marathon luôn được hưởng ứng mạnh mẽ từ nhiều đoàn thể và các đại hội thể dục thể thao. Tại nội dung thi của nữ, vận động viên Hoàng Thị Thanh đang nắm giữ kỷ lục với thời gian 2 giờ 45 phút 25 giây.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về chạy marathon là gì? Những quy định cần nắm vững khi chạy marathon. Hy vọng, những thông tin bổ ích mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về môn thể thao chạy đường trường này. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn và thoải mái khi tham gia vào bộ môn marathon.